Tuổi 30 – Dấu mốc lưng chừng của đời người. 30 tuổi ai cũng nghĩ đến hai từ ổn định, nhất là trong công việc. Chính áp lực về sự ổn định đó lại là rào cản lớn với không ít các bạn trẻ.
18 tuổi, ai cũng cần trải qua một lần hoang mang trước những câu hỏi lớn của cuộc đời “Nên theo học nghành gì”; “Ngành nào là dễ xin việc trong 4-5 năm nữa”;… Rồi ai cũng phải chọn cho mình một con đường đi cho dù lý do để bắt đầu là gì?
Người may mắn cũng nhiều, và người đã dành cả thanh xuân để trả giá cho sự lựa chọn sai lầm cũng không ít. Và đến một ngày bạn nhận ra, mình cần phải thay đổi.
Một lần nữa, bạn lại đặt ra những câu hỏi tương tự nhưng là tự hỏi bản thân khi đang bước lên lưng chừng của con dốc sự nghiệp, và chắc chắn là bạn là người duy nhất đưa ra quyết định cho bản thân mình.
Nên học lại nghề nào? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Nếu bạn đã xác định được một hướng đi mới, đó là điều rất may mắn và đừng nên chần chừ. Để đến được đích thì kiểu gì cũng phải bước lên vạch xuất phát. Có thể bạn sẽ chạy nhanh, có thể bạn cần nhiều thời gian hơn người khác nhưng chắc chắn bắt đầu càng sớm thì sẽ càng về nhanh. Hơn nữa, đừng nên mặc cả với bản thân, hãy luôn cho bản thân cơ hội.
Nêu bạn chưa xác định được rõ bản thân muốn gì, ít nhất bạn cần dành thời gian để suy ngẫm về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nhóm công việc nào cũng phù hợp với một nhóm người nhất định, không thể phù hợp với tất cả. Với những bạn có điểm mạnh về phân tích, logic, thích công việc máy tính chắc chắn họ sẽ không hợp với ngành marketing chẳng hạn. Dù marketing đang là một trop top 3 ngành xu thế hiện nay.
Hoặc Ngôn ngữ Anh cũng là một ngành được liệt vào top 3 dễ kiếm việc làm, nhu cầu cao nhưng có lẽ ngành này phù hợp với nhóm bạn trẻ, tốt cho những bạn chuẩn bị vào Đại học hơn.
Nếu xét trên diện rộng, thì Lập trình lại đang dẫn đầu các ngành nghề dễ xin việc, dễ kiếm tiền và đặc biệt là khá phù hợp với những người muốn chuyển ngành.
Nếu bạn có những tốt chất sau đây thì rất có thể bạn sẽ phù hợp với nghề lập trình trong thời gian tới:
Khả năng suy nghĩ logic: Bạn không cần phải thông minh hay phải học giỏi toán mớ học được lập trình như nhiều người vẫn nói. Mà chính xác là bạn chỉ cần sự logic, biết giải quyết vấn đề. Vì công việc của Lập trình viên là hiểu được yêu cầu đặt ra để viết code hoặc sử dụng thư viện/framework có sẵn để giải quyết vấn đề đó
Tính kiên nhẫn: Việc học lập trình đòi hỏi tính kiên nhẫn, đôi khi bạn sẽ mất cả buổi trời để sửa 1 lỗi nhỏ. Nếu không đủ kiên nhẫn bạn sẽ rất dễ bỏ cuộc.
Tinh thần tự giác: Một trong đặc thù của nghề lập trình là bạn rất tự do với giờ giấc của mình. Thường bạn sẽ không phải có mặt đúng giờ và ra về đúng giờ như dân văn phòng. Bạn sẽ chủ động thời gian để hoàn thành việc của mình. Bạn có thể chọn ngủ ban ngày nhưng làm ban đêm, chỉ cần xong việc theo deadline. Ngược lại nếu bạn công việc ổn định 8 tiếng/ngày thì nên cân nhắc lại nghề lập trình nhé.
Làm việc nhóm và giao tiếp trong nhóm: Nhiều người nói Lập trình viên thường ù lì, ít nói, thích làm việc một mình: Nhìn vậy nhưng không phải vậy nhé. Lập trình là một công việc tập thể, đòi hỏi giao tiếp nhiều trong nhóm nên không có chuyện lập trình viên chỉ cắm đầu vào máy code một mình là xong việc. Có thể tính cách của các bạn lập trình thường không thích gây tiếng ồn thôi.
Cuối cùng, tuy khó tin nhưng lười biếng là một phẩm chất mà một người lập trình nên có. Thay vì bỏ thời gian công sức ra cày cuốc, viết code nhiều, lập trình viên cần phải hơi “làm biếng” để tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng và ít tốn công sức hơn.
Hiện nay, nhu cầu nhân lực cho ngành cần khoảng 80.000 người/năm. Bên cạnh đó, điều nổi bật nhất là ngành lập trình đang được báo cáo có mức lương bình quân cao nhất hiện nay. Và điều góp phần làm cho ngành lập trình trở thành xu hướng nhảy ngành hiện nay đo chính là sự linh hoạt trong công việc. Cơ hội trở thành những Freelancer hay việc làm tự do trong ngành lập trình với mức thu nhập cao đang thu hút rất lớn những người trong độ tuổi 25-34 tuổi.