Ngày 25/03/2021 07:51 PM (GMT+7)

 “Nhảy ngành” luôn là đề tài được quan tâm không những với các bạn sinh viên mới ra trường, không những là xu thế của giới trẻ, mà còn là vấn đề của những người đã đi làm nhiều năm. 30 tuổi tại sao họ phải nghĩ đến việc nhảy ngành?

Nhảy ngành theo đam mê hay theo xu thế

“Tôi phải làm trái ngành” – “Tôi muốn nhảy ngành” hay “Tôi có nên nhảy ngành”. Bạn thuộc trường hợp nào?

Không phải ai cũng may mắn khi ra trường có thể làm đúng chuyên ngành mình đã học, rất nhiều bạn phải chấp nhận làm trái ngành để trang trải cho cuộc sống. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội thì có gần 70% sinh viên ra trường làm trái ngành.

Không ít bạn trẻ, lựa chọn ngành và nỗ lực hết mình để học tập, đến khi đi làm thực thế, tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau mới nhận ra mình không thực sự phù hợp với ngành đã chọn.

Phải làm trái ngành là một điều không thể không xảy ra. Có nhiều người ban đầu chỉ xem công việc trái ngành là giải pháp tình thế, cần phải làm để kiếm sống và tích lũy kinh nghiệm, chờ đợi thời cơ để tìm được một công việc thích hợp. Trong số đó, không ít người dần xa rời chuyên môn và không thể quay trở lại. Đây thực sự là điều đáng tiếc mà rất nhiều người đang gặp phải. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người sau quá trình làm trái ngành họ lại thấy công việc phù hợp với mình.

Song song với những người chấp nhận làm trái nghề, thì không ít người thà chấp nhận thất nghiệp chứ không làm những việc không đúng chuyên môn. Họ cho rằng với bằng cấp ấy thì phải làm những việc to tát, lớn lao. Đến khi tìm được một công việc họ cho là phù hợp thì nhà tuyển dụng lại không chọn họ do thiếu thực tế, kỹ năng. Đây là một thực tế mà rất nhiều bạn trẻ đã và đang gặp phải.

Bên cạnh đó, không ít người “muốn nhảy ngành”, họ thường nắm khá rõ về ý định, mục tiêu và có một chút đam mê ở một lĩnh vực mới. Họ đặt mục tiêu chuyển ngành để phát triển sự nghiệp của bản thân. Để chuyển ngành thành công, cần kết hợp nhiều yếu tố:

Thứ nhất, chấp nhận vứt bỏ kinh nghiệm, sẵn sàng học, tiếp thu và thử nghiệm cái mới.

Thứ hai
, tìm công ty có kinh nghiệm trong việc tuyển người trái ngành. Trước hết, họ sẽ đánh giá cao những người dám chuyển ngành như bạn chứ không phải họ chấp nhận nhận bạn vì lý do khó tuyển dụng hay vì lý do gì khác. Điều này thường xuất phát từ kinh nghiệm trong quá khứ họ thấy những người làm trái ngành có những tố chất phù hợp với doanh nghiệp của họ. Sau đó là những công ty này thường có văn hóa, lộ trình để tạo điều kiện cho những người làm trái ngành có thể phát huy được hết sức mạnh của họ.

Ngoài ra, có nhiều bạn trẻ đặt ra vấn đề “có nên nhảy ngành không?” vì thấy nhiều người nhảy ngành có nhiều cơ hội thành công, nhiều người chuyển ngành tìm được những công việc tốt hơn. Sự thật đúng là như vậy, nhưng để có thành công, con đường họ đã trải qua không phải dễ dàng dù họ làm trái ngành vì bất đắc dĩ hay vì mong muốn. Nếu bình thường cần sự nỗ lực một thì họ đã phải nỗ lực gấp 2-3 lần như thế. Tinh thần dám nghĩ dám làm là tốt, nhưng nếu bạn chưa có một lý do cụ thể để bắt đầu thì việc chạy theo trào lưu thường khó để có thành công một cách tình cờ.















Và cuối cùng, hãy luôn nhớ rằng đường thẳng không phải lúc nào cũng nhanh nhất, vì vậy nếu bạn vẫn chưa có việc làm, thì ngay từ lúc này bạn hãy bắt tay vào làm một công việc bất kỳ miễn là đúng đắn. Hãy luôn nuôi dưỡng ước mơ, rèn luyện để trở thành một người luôn sẵn sàng, cộng với hành trang kinh nghiệm từ “trường đời” thì việc tìm được một công việc yêu thích hay đúng với chuyên môn là điều hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay bạn.

LÂM THUẬN

Kỳ sau

Tuổi 30 - Ở lưng chừng con dốc cuộc đời nhưng tôi muốn nhảy ngành.

Top 03 nghề hot 2021
Dễ kiếm việc - Dễ kiếm tiền

Nhảy ngành liệu có khả thi

©2020 Allrights reserved nghenghiep247.com
20 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TpHCM

nghenghiep247.com